Xây dựng mô hình quần chúng tự quản về an ninh trật tự ở cơ sở là một nội dung quan trọng trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Nhằm tạo ra thế trận an ninh nhân dân vững chắc, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật ngay tại cơ sở. Từ khá lâu, Thị xã Thủ Dầu Một (nay là TP Thủ Dầu Một), tỉnh Bình Dương đã triển khai mô hình quần chúng bảo vệ an ninh trật tự hiệu quả và đi đầu trong cả nước về mô hình này.
Mô hình “cứu hộ SOS” cần có một tư cách pháp nhân
Đội Hiệp sĩ SBC Bình Dương.
Phường Phú Hòa của TP Thủ Dầu Một từ lâu đã nổi danh về mô hình “Câu lạc bộ Phòng chống tội phạm” còn gọi là “Đội Hiệp sĩ SBC Bình Dương” gắn liền với cái tên Hiệp sĩ Nguyễn Thanh Hải. Vài tháng nay, cũng tại Phường này lại xuất hiện một mô hình “tự quản” khác nữa mang tên “Đội SOS Bình Dương”, Đội này do những người dân địa phương lập lên; chuyên cứu hộ - cứu nạn cho người đi đường vào ban đêm khi gặp bất kỳ sự cố gì.
Những thanh niên (Nam, Nữ) tuổi đời trên dưới 30 tuổi, gồm 28 thành viên là dân địa phương sinh sống bằng các ngành nghề khác nhau như; làm công nhân, sinh viên, học sinh, chủ cửa hàng vật liệu xây dựng…Ban ngày thì đi làm, đi học còn ban đêm từ 7h tối đến 3h sáng là cả nhóm lại rong ruổi trên những con đường thuộc địa bàn Thủ Dầu Một đi tìm “người gặp nạn – lỡ đường” hòng giúp đỡ. Hết thảy đều toát lên một vẻ hăng hái, phấn khởi khi làm công việc mà nhiều người cho rằng “ăn cơm nhà đi vác tù và” này.
Được biết, hiện nay Mô hình cứu hộ, cứu nạn “tự quản” này đã xuất hiện ở một số tỉnh thành phía Nam như: TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, với nhiều tên gọi khác nhau như ở TP.HCM thì có tên gọi là “Biệt đội SOS Sài Gòn”, ở Đồng Nai thì tên là Biệt Đội hỗ trợ nhân dân Đồng Nai (Biệt đội 117), ở tỉnh Bình Dương là Đội SOS Bình Dương.
Tuy nhiên, hoạt động của các đội này chỉ mang tính tự phát giữa một nhóm người có cùng sở thích, tâm huyết với công việc thiện nguyện, đa phần là những thanh niên xung kích, họ chưa có một tư cách pháp nhân hay có một cơ quan nào đứng ta để quản lý mô hình này, Vì vậy, mô hình “cứu hộ SOS” tự phát này còn tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ, những rủi ro chop nững thành viên khi làm những công việc thiện nguyện này.
Thiết nghĩ, các cấp chính quyền địa phương cần quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện để những mô hình “vì cộng đồng” này ngày càng nhân rộng và phát triển, nên tạo cho họ một tư cách pháp nhân rõ ràng để hoạt động có hiệu quả cũng như tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.
Đức Hải
Nguồn: Truyền Hình Pháp Luật
Xây dựng mô hình quần chúng tự quản về an ninh trật tự ở cơ sở là một nội dung quan trọng trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Nhằm tạo ra thế trận an ninh nhân dân vững chắc, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật ngay tại cơ sở. Từ khá lâu, Thị xã Thủ Dầu Một (nay là TP Thủ Dầu Một), tỉnh Bình Dương đã triển khai mô hình quần chúng bảo vệ an ninh trật tự hiệu quả và đi đầu trong cả nước về mô hình này. Mô hình “cứu hộ SOS” cần có một tư cách pháp nhân Đội Hiệp sĩ SBC Bình Dương. Phường Phú Hòa của TP Thủ Dầu Một từ lâu đã nổi danh về mô hình “Câu lạc bộ Phòng chống tội phạm” còn gọi là “Đội Hiệp sĩ SBC Bình Dương” gắn liền với cái tên Hiệp sĩ Nguyễn Thanh Hải. Vài tháng nay, cũng tại Phường này lại xuất hiện một mô hình “tự quản” khác nữa mang tên “Đội SOS Bình Dương”, Đội này do những người dân địa phương lập lên; chuyên cứu hộ - cứu nạn cho người đi đường vào ban đêm khi gặp bất kỳ sự cố gì. Những thanh niên (Nam, Nữ) tuổi đời trên dưới 30 tuổi, gồm 28 thành viên là dân địa phương sinh sống bằng các ngành nghề khác nhau như; làm công nhân, sinh viên, học sinh, chủ cửa hàng vật liệu xây dựng…Ban ngày thì đi làm, đi học còn ban đêm từ 7h tối đến 3h sáng là cả nhóm lại rong ruổi trên những con đường thuộc địa bàn Thủ Dầu Một đi tìm “người gặp nạn – lỡ đường” hòng giúp đỡ. Hết thảy đều toát lên một vẻ hăng hái, phấn khởi khi làm công việc mà nhiều người cho rằng “ăn cơm nhà đi vác tù và” này. Được biết, hiện nay Mô hình cứu hộ, cứu nạn “tự quản” này đã xuất hiện ở một số tỉnh thành phía Nam như: TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, với nhiều tên gọi khác nhau như ở TP.HCM thì có tên gọi là “Biệt đội SOS Sài Gòn”, ở Đồng Nai thì tên là Biệt Đội hỗ trợ nhân dân Đồng Nai (Biệt đội 117), ở tỉnh Bình Dương là Đội SOS Bình Dương. Tuy nhiên, hoạt động của các đội này chỉ mang tính tự phát giữa một nhóm người có cùng sở thích, tâm huyết với công việc thiện nguyện, đa phần là những thanh niên xung kích, họ chưa có một tư cách pháp nhân hay có một cơ quan nào đứng ta để quản lý mô hình này, Vì vậy, mô hình “cứu hộ SOS” tự phát này còn tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ, những rủi ro chop nững thành viên khi làm những công việc thiện nguyện này. Thiết nghĩ, các cấp chính quyền địa phương cần quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện để những mô hình “vì cộng đồng” này ngày càng nhân rộng và phát triển, nên tạo cho họ một tư cách pháp nhân rõ ràng để hoạt động có hiệu quả cũng như tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Đức Hải Nguồn: Truyền Hình Pháp Luật