1. Tuần tra, kiểm soát cơ động
2. Kiểm soát tại trạm CSGT hoặc tại một điểm trên đường giao thông
3. Tuần tra, kiểm soát cơ động kết hợp với kiểm soát tại một điểm hoặc tại trạm CSGT.
Như vậy, CSGT có quyền lập chốt kiểm tra nồng nộ cồn nói riêng và các chốt xử lý vi phạm khác nói chung, tại bất cứ nơi nào có sự tham gia giao thông nhằm đảm bảo việc tuân thủ tham gia giao thông của người dân, cơ quan, tổ chức theo đúng quy định pháp luật, đảm bao an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Tuy nhiên, về thời gian, địa điểm lập chốt thì phải lập theo kế hoạch tuần tra, lập chốt và được thủ trưởng cơ quan phê duyệt. Kế hoạch tuần tra, lập chốt sau khi được phê duyệt thì phải niêm yết công khai tại trụ sở tiếp dân của đơn vị, đăng tải trên trang thông tin của Cục Cảnh sát giao thông hoặc Công an tỉnh, phòng cảnh sát giao thông, luật sư nêu.
Thời gian, địa điểm, tuyến đường tuần tra, kiểm soát đều được công khai minh bạch thông tin đảm bảo việc lập chốt được khách quan và theo đúng quy định của pháp luật. Điều này được nêu tại Điều 12-15 của Thông tư 5/2020/TT-BCA.
Song khi tổ chức tuần tra, kiểm soát (cơ động hay tại Trạm, điểm) đều phải theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thông tư 65 nêu.
Về vị trí đặt chốt công tác, khoản 2, Điều 9 của Thông tư 65 lưu ý: phải đặt tại một điểm trên đường giao thông, mặt đường rộng, thoáng, không che khuất tầm nhìn và đúng quy định của pháp luật. Khi kiểm soát vào buổi tối, ban đêm phải có đèn chiếu sáng và bảo đảm đủ ánh sáng.
Điều 16 quy định, khi lập điểm kiểm soát trên đường giao thông phải đảm bảo an toàn, không gây cản trở hoạt động giao thông; phải đặt rào chắn bằng các cọc tiêu hình chóp nón hoặc dây căng dọc theo chiều đường ở phần đường, làn đường sát lề đường hoặc vỉa hè để hình thành khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Chiều dài đoạn rào chắn tối thiểu 100 m với đường cao tốc, 50 m với quốc lộ và 30 m đối với đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị, đường xã và đường chuyên dùng.
Ý kiến bạn đọc