THẾ NÀO LÀ CÓ TIỀN SỰ VÀ KHÔNG CÓ TIỀN SỰ?

Thứ bảy - 02/12/2023 21:02
Ngươi chưa có tiền sự được hiểu là người chưa bị xử phạt hành chính.
THẾ NÀO LÀ CÓ TIỀN SỰ VÀ KHÔNG CÓ TIỀN SỰ?

Tiền sự là gì? Tiền sự được hiểu là tình trạng pháp lý bất lợi của một cá nhân/ tổ chức mà cá nhân/tổ chức đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu của tội phạm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà chưa chấp hành xong hoặc chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt hành chính về hành vi đó.

 

Ngươi chưa có tiền sự được hiểu là người chưa bị xử phạt hành chính.

Theo điều 7 Luật xử lý VPHC 2012 Quy định: 

1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

2. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Điều 74. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

1. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện thuộc loại cấm lưu hành, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp cần thiết để bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông, xây dựng và an ninh trật tự, an toàn xã hội.

2. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nói trên được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.

Người bị coi là có tiền sự phải thỏa mãn các điều kiện sau đây: 

Thứ nhất: Hành vi vi phạm bị xử phạt hành chính phải thuộc loại hành vi có dấu hiệu của tội phạm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Ví dụ như: Hành vi đánh bạc lần đầu (với tổng số tiền thu trên chiếu bạc dưới 5 triệu đồng) hoặc trộm cắp tài sản lần đầu có giá trị dưới 2 triệu đồng. Những hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định (riêng đối với hành vi vi phạm luật giao thông đơn thuần thì không tính là có tiền sự).

Thứ hai: Đã có quyết định xử phạt hành chính nhưng chưa chấp hành do cố tình trốn tránh hoặc chấp hành xong những chưa quá 06 tháng đối với hình thức phạt cảnh cáo, 12 tháng tháng đối với hình thức xử phạt hành chính khác.

Các trường hợp khác đều được coi là không có tiền sự như:

  • Có hành vi vi phạm, có bị lập biên bản nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền không ban hành quyết định xử phạt.
  • Có hành vi vi phạm, có lập biên bản, có quyết định xử phạt nhưng không giao đến người vi phạm và quá thời hiệu thi hành quyết định nên không được tính là có tiền sự.
  • Có hành vi vi phạm, có quyết định xử phạt, đã giao quyết định đến người vi phạm, người vi phạm không tự nguyện thực hiện cũng không trốn tránh nhưng quá thời hạn thực hiện quyết định tự nguyện, mà cơ quan nhà nước không cưỡng chế thực hiện dẫn đến quá thời hiệu thi hành quyết định thì cũng được coi là chưa có vi phạm.

Ngoài ra, có một số ý kiến nói đến vấn đề người bị xử lý kỷ luật chưa chấp hành xong hoặc chấp hành xong nhưng chưa hết thời hạn theo quy định thì bị coi là có “Tiền sự”. Theo tôi đây là vấn đề cần được xem xét kỹ hơn và cụ thể hơn để đảm bảo áp dụng thống nhất các quy định vì hiện nay chưa có quy định nào xác định rõ ràng các trưởng hợp xử lý kỷ luật nào thì bị coi là có tiền sự.

Bài viết còn nhiều hạn chế và dựa trên quan điểm cá nhân, vì vậy khó tránh được những thiếu sót, rất mong nhận được góp ý, chia sẻ của Quý bạn đọc.

Trân trọng!

TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT TẠI TP.HCM

Tác giả: Admin

  Ý kiến bạn đọc

vietcombank_r
vietcombank_r
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây