Long trọng tổ chức Lễ giỗ vua Lê Thánh Tôn lần thứ 527 (1497-2024)

Chủ nhật - 10/03/2024 05:41
Sáng ngày 09/03/2024 (tức ngày 29 tháng Giêng), tại Trường THPT Lê Thánh Tôn, quận 7, TP. Hồ Chí Minh, tổ chức trọng thể Lễ giỗ vua Lê Thánh Tôn lần thứ 527 (1497-2024), ngày giỗ vua Lê Thánh Tôn hằng năm cũng là ngày truyền thống của nhà trường.

Lễ Giỗ là đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam, nhằm tri ân, tưởng nhớ đến công đức giữ và xây dựng đất nước giàu đẹp của đức vua Lê Thánh Tôn.

Nghi thức cắt băng khai mạc phòng Truyền thống

Tham dự buổi lễ có đại diện Ban Tuyên giáo Quận uỷ quận 7, UBND phường Tân Kiểng, Đảng uỷ, UBND phường Tân Quy; Ban giám hiệu nhà trường, tập thể giáo viên cán bộ công nhân viên; cùng các thầy cô nguyên hiệu phó, nguyên giáo viên nhà trường qua các thời kỳ và đông đảo học sinh, cựu học sinh. Khách mời có Tiến sĩ Hồ Minh Sơn – Chủ tịch Hội đồng Quản lý Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE), Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Tạp chí Nhiêos ảnh và Đời sống; Ông Vương Quốc Minh – Chánh Văn phòng Viện IMRIC.

Thầy Phan Hường phát biểu tại buổi lễ

Vua Lê Thánh Tông (1442 – 1497) gắn liền với giai đoạn cường thịnh của Việt Nam nửa cuối thế kỷ 15, được các sử gia, nhà khoa học và nhân dân tôn vinh là: Nhà văn hóa kiệt xuất, nhà cải cách đổi mới đất nước. Trong gần 40 năm làm vua, ông đã tiến hành nhiều cải cách về chính trị, quân sự, kinh tế và văn hóa; khởi xướng Bộ luật Hồng Đức – được xem là sự kiện đánh dấu trình độ văn minh cao của Việt Nam.

Bên cạnh những chính sách phát triển đất nước như kinh tế, chính trị, phòng thủ và bảo vệ biên giới lãnh thổ,… thì trong công cuộc xây dựng và phát triển văn hóa, “minh quân” Lê Thánh Tông cũng có những chính sách thật sự mang lại hiệu quả và góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy những nét đẹp của văn hóa truyền thống dân tộc. Những chính sách đối với công trình, di tích văn hóa, bài trừ hủ tục, mê tín dị đoan, bảo vệ thuần phong mỹ tục… đã góp phần đưa văn hóa Đại Việt dưới thời Lê Thánh Tông lên một tầm cao mới và là cơ sở tham chiếu cho việc xây dựng và phát triển nền văn hóa của nước ta trong quá trình hội nhập vào nền văn hóa nhân loại.

BGH nhà trường trao thư cảm ơn cho các cụu học sinh có thành tích ủng hộ xây dựng phòng Truyền thống

Ôn lại tiểu sử sự nghiệp của vị vua mà trường mang tên, Đại diện trường THPT Lê Thánh Tôn chia sẻ, vua Lê Thánh Tôn tên thật là Lê Tư Thành (25/8/1442-3/31497), là hoàng đế thứ 5 của nhà Lê nước Đại Việt. Vua Lê Thánh Tôn là một vị hiền vương nhưng cũng là một thi si lãng mạng. Ngoài việc trị nước, bình dân (từ 1460-1497), ngài rất thích đi ngao du bốn biển năm châu để thả hồn theo mây nước sông ngàn. Sau khi lên ngôi vào năm 18 tuổi, ngài bắt đầu tu chỉnh luật pháp, chính trị và thành lập các bộ văn hoá để cải tiến nền văn học Việt Nam sau bao nhiêu năm bị ảnh hưởng của Bắc thuộc. Dưới triều đại vua Lê Thánh Tôn, nước Việt đã bắt đầu bước vào một trang lịch sử thịnh vuợng hoà bình. Không bận tâm mài kiếm giáo vì nước cường quân mạnh, người dân Việt đã trở lại với bản tánh thuần túy Việt, tức là đã trở lại với mộng trăng tương gió lãng mạng. Từ cổ chí kim, mỗi người Việt đều là một thi sĩ…. “vai vác cầy mà tâm hồn thì trôi trên mây nước….”.

Dịp này, Thầy Phan Hường – Hiệu trưởng nhà trường gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy, cô, cán bộ, giáo viên, nhân viên đã từng công tác cũng như đang làm việc tại trường THPT Lê Thánh Tôn và các anh, chị, bạn, em là cựu học sinh của nhà trường vì đã đồng hành và góp phần xây dựng nên hình ảnh ngôi trường tiêu biểu như ngày hôm nay. Trường THPT Lê Thánh Tôn được thành lập trước ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, trong những năm qua, nhà trường luôn giữ vững truyền thống tôn sư trọng đạo, đức tính hiếu học của học sinh và thầy cô luôn giữ đúng tinh thần, đạo đức của nhà giáo. Do đó, từ trước đến nay trường THPT Lê Thánh Tôn đã tạo ra biết bao nhiêu thế hệ học sinh tài năng, thành công, có đạo đức tốt và đóng góp nhiều giá trị cho xã hội.

Cán đại biểu tham quan phòng Truyền thống

Được biết, Trường THPT Lê Thánh Tôn được thành lập từ những năm 1973, trước ngày Miền Nam giải phóng, đến nay cũng đã hơn 50 năm. Hiện nay trường có 39 lớp với 1750 HS. Tất cả các phòng học đều được trang bị Tivi, máy lạnh. Trường có trên 800 hs bán trú. Vị thế nhà trường ngày được nâng cao. Năm học vừa qua, trường nằm trong top 20 trường có tỷ lệ chọi tuyển sinh lớp 10 cao nhất thành phố.

Thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của nhà trường…Qua đó, bảo tồn những hình ảnh đẹp về ngôi trường, về quý thầy cô, các cựu học sinh qua nhiều thế hệ. Nhà trường đã tổ chức nghi thức cắt băng khai mạc phòng Truyền thông sau một năm triển khai xấy dựng. Đây cũng là nơi lưu giữ quá trình phát triển của trường THPT Lê Thánh Tôn.

Tiến sĩ Hồ Minh Sơn tặng ảnh chân dung cho thầy Phan Hường

Dịp này, BGH nhà trường đã trao thư cảm ơn các cựu học sinh đã có thành tích ủng hộ xây dựng phòng Truyền thống. Đồng thời, tổ chức Lễ dâng hương tưởng nhớ vua Lê Thánh Tôn lần thứ 527.

Một số hình ảnh tiêu biểu tại buổi lễ:

Thanh Việt

Nguồn tin: https://huongnghiepthitruong.vn

Tác giả: Admin

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn


Những tin cũ hơn


vietcombank_r
vietcombank_r
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây