Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC): Ngoại tình đến mức nào thì bị đi tù – Con nuôi có được thừa kế tài sản không?

Thứ năm - 09/11/2023 20:01
Ngay sau khi tổ chức thành công các toạ đàm như: Chính sách, quy định pháp luật hỗ trợ chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhỏ và vừa; Tư vấn pháp luật về huy động vốn cho doanh nghiệp trong bối cảnh phục hồi&phát triển tại Thành phố Hồ Chí Minh; Pháp luật về kinh doanh bất động sản&Du lịch nông nghiệp 4.0 tại tỉnh Đắk Lắk. Hướng tới toạ đàm khoa học Pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm tại tỉnh Cà Mau vào ngày 17/11/2023; Pháp luật về kinh doanh bất động sản&Vai trò Nhà môi giới góp phần phát triển kinh tế, xã hội đất nước tại tỉnh Khánh Hoà dự kiến diễn ra vào ngày 15/12/2023 tới đây.
Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC): Ngoại tình đến mức nào thì bị đi tù – Con nuôi có được thừa kế tài sản không?

Tại các buổi toạ đàm trên, theo cam kết của Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) phối hợp với Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE) chỉ đạo Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) trả lời các câu hỏi, những vấn đề mà cộng đồng doanh nghiệp và người dân luôn quan tâm. Theo đó, Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) xin trả lời hai vấn đề liên quan đến hôn nhân, gia đình và việc thừa kế của con nuôi, cụ thể như sau:

Đối với hành vi ngoại tình nếu được xác định là vi phạm chế độ một vợ một chồng và gây ra hậu quả nghiêm trọng có thể bị xử lý hình sự. Đồng thời, con nuôi sẽ được thừa kế tài sản của cha mẹ nuôi trong trường hợp là con nuôi hợp pháp theo quy định của pháp luật.

 sao gọi là ngoại tình?

Trong các văn bản pháp luật không đề cập đến khái niệm “ngoại tình”. Đây chỉ là từ ngữ thường được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày khi muốn nói đến mối quan hệ “ngoài luồng” của vợ, chồng với người thứ ba khi đã đăng ký kết hôn.

Căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình: Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.

Qua đó, theo tại khoản 3.1 Điều 3 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC: Đang có vợ hoặc có chồng mà chung sống với người khác hoặc chưa có vợ, có chồng mà chung sống vớ người mình biết rõ đang có chồng, có vợ; Việc chung sống diễn ra một cách công khai hoặc không công khai nhưng phải cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Trong đó, việc chung sống thường được chứng minh bằng các đặc điểm: Có con chung, được hàng xóm, xã hội coi như vợ chồng; có tài sản chung… và đã bị gia đình, đoàn thể, cơ quan giáo dục nhưng vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ đó.

Nếu đi tù thì ngoại tình đến mức nào?

Ảnh minh hoạ

Căn cứ theo Thông tư liên tịch số 01/2001 nêu trên, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có đưa ra các trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng nêu tại Điều 182 Bộ luật Hình sự năm 2015: Việc vi phạm chế độ một vợ, một chồng gây ra hậu quả nghiêm trọng như: Làm cho gia đình của một trong hai bên hoặc cả hai bên lý hôn, thậm chí vợ hoặc con của một trong hai bên/cả hai bên tự sát…; Người vi phạm đã bị phạt hành chính mà vẫn tiếp tục mối quan hệ này.

Theo Điều 182 Bộ luật Hình sự năm 2015 nêu rõ về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng: Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm: Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn; Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Trong đó, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:  Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát; Đã có quyết định của tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

Theo đó, người ngoại tình đến mức độ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có các biểu hiện như trên và có thể bị phạt tù: Phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm, phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm: Một trong hai bên hoặc cả hai bên ly hôn; đã bị phạt hành chính mà còn vi phạm; Phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm: Khiến vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát; vẫn duy trì quan hệ khi đã có quyết định của Tòa hủy việc kết hôn/buộc chấm dứt quan hệ chung sống như vợ chồng trái luật

Tuy nhiên, vẫn có trường hợp chỉ bị phạt vi phạm hành chính về, theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP việc ngoại tình có thể không bị pháp luật xử phạt hoặc vi phạm đến mức độ nghiêm trọng thì người vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc có thể chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính. Theo qui định này, sẽ áp dụng mức phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng với người đã có gia đình nhưng chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có gia đình nhưng chung sống như vợ chồng với người mình biết rõ là đã có gia đình.

Con nuôi có được thừa kế tài sản như thế nào?

Ảnh minh hoạ

Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Luật nuôi con nuôi 2010, nếu cha mẹ đã đăng ký con nuôi hợp pháp, gia đình và người con nuôi này phát sinh đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con thì trường hợp cha mẹ qua đời không lập di chúc, di sản sẽ được chia theo pháp luật (Điều 650 Bộ luật dân sự 2015).

Theo Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 khi di sản được chia, những người thừa kế theo pháp luật được quy định thứ tự sau: Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Căn cứ theo Điều 653 Bộ luật dân sự 2015 quy định con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này. Như vậy, con nuôi hợp pháp có quyền hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật. Cùng với đó, con nuôi là hàng thừa kế thứ nhất nên sẽ được thừa kế như nhau với những người cùng hàng thừa kế với mình nếu người chết không lập di chúc.

Thông qua những giải đáp trên, Viện IMRIC và Viện IRLIE, Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) luôn mong mỏi quý doanh nghiệp, người dân cần tìm hiểu, nếu có vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để tiếp tục được tham vấn miễn phí, tận tình để mọi người dân sống và làm việc luôn thượng tôn pháp luật.

Văn Hải – Trần Danh

Theo:  Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC

 

Tác giả: Admin

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn


Những tin cũ hơn


vietcombank_r
vietcombank_r
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây