Vai trò của Luật sư khi đơn tố giác tội phạm chưa được giải quyết

Thứ năm - 22/02/2024 01:59
Vai trò của Luật sư khi đơn tố giác tội phạm chưa được giải quyết là một trong những vai trò hỗ trợ của luật sư trong trường hợp người tố giác tội phạm không được giải quyết vấn đề của mình

Trung tâm Truyền thông Pháp luật sẽ giúp cho Quý bạn đọc hiểu rõ hơn về việc tố giác tội phạm cũng như thủ tục, thời hạn giải quyết và vai trò của luật sư bảo vệ trong tố tụng hình sự khi đơn tố giác không được xử lý

Vai trò của Luật sư khi đơn tố giác tội phạm chưa được giải quyết

Vai trò của Luật sư khi đơn tố giác tội phạm chưa được giải quyết

Quy định về tố giác, tin báo về tội phạm

  • Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.
  • Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.

Như vậy, tố giác, tin báo về tội phạm là việc công dân tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của một người nào đó mà họ cho rằng đó là tội phạm. Tố giác, tin báo về tội phạm vừa là quyền và nghĩa vụ của công dân. Công dân có thể tố giác tội phạm bằng nhiều hình thức khác nhau: bằng lời hoặc bằng văn bản.

Cơ sở pháp lý: khoản 1, 2 Điều 144 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015

Trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết tố giác tội phạm

Tiếp nhận tin báo tội phạm

  • Cơ quan điều tra phải trực ban hình sự 24/24 giờ, Viện kiểm sát các cấp phải trực nghiệp vụ 24/24 giờ để tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác về tội phạm, phân loại và chuyển ngay cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
  • Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an phải bố trí cán bộ trực để tiếp nhận tố giác về tội phạm. Các cơ quan, tổ chức khác khi có tố giác, tin báo về tội phạm thì phải phân công người tiếp nhận.
  • Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khi nhận được tố giác về tội phạm qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận. Nếu cá nhân trực tiếp đến tố giác về tội phạm thì lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận. Có thể ghi âm hoặc ghi hình.

Cơ sở pháp lý: Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT – BCA – BQP – BTC – BNN & PTNT – VKSNDTC quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

thủ tục tiếp nhận, giải quyết tố giác tội phạm

Thủ tục giải quyết tố giác tội phạm

Bước 1: Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết, Thủ trưởng Cơ quan điều tra trực tiếp tổ chức, chỉ đạo, phân công Điều tra viên, Cán bộ điều tra thuộc quyền thụ lý, giải quyết hoặc ra Quyết định phân công Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra tổ chức, chỉ đạo thụ lý, giải quyết và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.

Bước 2: Kết thúc quá trình giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan đã thụ lý, giải quyết phải ra một trong các quyết định theo quy định:

  • Quyết định khởi tố vụ án hình sự;
  • Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;
  • Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Lưu ý: Đối với tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố sau khi tiếp nhận đã rõ về dấu hiệu của tội phạm, đủ căn cứ để khởi tố vụ án hình sự thì Cơ quan điều tra ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự và thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, không phải ra Quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 147 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015; Điều 9 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT do Bộ Công An – Bộ Quốc Phòng – Bộ Tài Chính – Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn – Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao ban hành ngày 29/12/2017.

Thời hạn giải quyết tố giác tội phạm

  • Thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không quá 20 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
  • Đối với tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng (trong trường hợp được Thủ trưởng ủy quyền hoặc phân công), cấp trưởng, cấp phó (trong trường hợp được cấp trưởng ủy quyền hoặc phân công) cơ quan đang thụ lý, giải quyết có thể kéo dài thời hạn giải quyết nhưng không quá 02 tháng kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết. Trong trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh sau khi gia hạn lần thứ nhất, chậm nhất 05 ngày trước khi hết thời hạn, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng (trong trường hợp được Thủ trưởng ủy quyền hoặc phân công), cấp trưởng, cấp phó (trong trường hợp được cấp trưởng ủy quyền hoặc phân công) cơ quan đang thụ lý, giải quyết phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh.
  • Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị nêu trên, Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền phải xem xét, quyết định. Trường hợp đề nghị của cơ quan đang thụ lý, giải quyết là có căn cứ thì Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát (trong trường hợp được Viện trưởng ủy quyền hoặc phân công) ra Quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh; thời hạn gia hạn kiểm tra, xác minh là không quá 02 tháng kể từ ngày hết thời hạn. Trường hợp xét thấy đề nghị của cơ quan đang thụ lý, giải quyết là không có căn cứ thì Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát (trong trường hợp được Viện trưởng ủy quyền hoặc phân công) ra văn bản thông báo nêu rõ lý do cho cơ quan đang thụ lý, giải quyết và cơ quan đang thụ lý, giải quyết phải dừng việc kiểm tra, xác minh, ra một trong các quyết định quy định tại khoản 1 Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
  • Thời hạn giải quyết tiếp trong trường hợp Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của cơ quan đang thụ lý, giải quyết là không quá 01 tháng kể từ ngày cơ quan đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố nhận được quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ.
  • Thời hạn giải quyết tiếp trong trường hợp cơ quan đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố ra quyết định phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố là không quá 01 tháng kể từ ngày ra quyết định phục hồi.

Dựa theo quy định pháp luật nêu trên, có thể thấy thời gian giải quyết tố giác tin báo tội phạm tối đa là không quá 4 tháng kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Cơ sở pháp lý: Điều 147 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015; Điều 11 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT do Bộ Công An – Bộ Quốc Phòng – Bộ Tài Chính – Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn – Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao ban hành ngày 29/12/2017.

Vai trò của Luật sư khi đơn tố giác tội phạm không được giải quyết đúng luật.

Công việc của Luật sư khi đơn tố giác tội phạm chưa được giải quyết:

  • Khiếu nại với các cơ quan có thẩm quyền về đơn tố cáo;
  • Nghiên cứu hồ sơ, đưa ra phương án giải quyết;
  • Đại diện khách hàng làm việc trực tiếp với cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác;
  • Soạn đầy đủ hồ sơ cần thiết để khiếu nại khi đơn tố giác tội phạm không được giải quyết đúng luật;
  • Tham gia các phiên giải quyết khiếu nại bảo vệ quyền lợi tối đa cho khách hàng.

Luật sư bảo vệ người bị hại được tham gia tố tụng từ giai đoạn nào?

Theo quy định thì Luật sư có thể tham gia với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của của bị hại, đương sự.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có quyền:

  • Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
  • Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
  • Yêu cầu giám định, định giá tài sản;
  • Có mặt khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng lấy lời khai, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói của người mà mình bảo vệ; đọc, ghi chép, sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của bị hại và đương sự sau khi kết thúc điều tra;
  • Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa; xem biên bản phiên tòa;
  • Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
  • Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
  • Kháng cáo phần bản án, quyết định của Tòa án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

Như vậy, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại được tham gia tố tụng sau khi kết thúc điều tra

Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 84 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015

Luật sư bảo vệ người bị hại được tham gia tố tụng

Luật sư bảo vệ người bị hại được tham gia tố tụng

 

 

Tác giả: Admin, LS VÕ TẤN LỘC

  Ý kiến bạn đọc

vietcombank_r
vietcombank_r
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây