Trả lời mang tính chất tham khảo:
Bảo hiểm xã hội là thuộc chính sách an sinh xã hội được Việt Nam chú trọng. Điều mà người đóng bảo hiểm hướng tới là khoản tiền được thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập khi xảy ra các sự kiện nhất định. Bảo hiểm xã hội là vấn đề gắn với nhân thân. Do đó, việc rút bảo hiểm xã hội thường cũng phải do chính người hưởng bảo hiểm xã hội thực hiện và phải chứng minh được tính định danh của mình.
Ảnh minh họa
Số chứng minh nhân dân là mã số định danh gắn với một cá nhân nhất định thể hiện trên giấy chứng minh nhân dân. Thực tế, số chứng minh nhân dân không được biểu hiện một cách trực tiếp vai trò của nó trong bảo hiểm xã hội. Có nghĩa là, trong Luật Bảo hiểm xã hội không ghi nhận bất cứ cụm thuật ngữ là “số chứng minh nhân dân”. Tuy nhiên, phải nhận định rằng, bất kỳ một hoạt động nào liên quan đến các cơ quan nhà nước và liên quan đến tài chính, thì việc sử dụng số chứng minh nhân dân là điều bắt buộc. Số chứng minh nhân dân là căn cứ để tiến hành xác định chính xác cá nhân đóng bảo hiểm xã hội và được thể hiện trong sổ bảo hiểm xã hội. Sự “hiện diện” của số chứng minh nhân dân hoàn toàn đúng với ý nghĩa của nó là “xác định đích danh và đảm bảo cho việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong giao dịch về bảo hiểm xã hội”.
Thay đổi số chứng minh nhân dân có được rút bảo hiểm xã hội không?
Trên thực tế, việc thay đổi số chứng minh nhân dân là rất ít. Bởi về nguyên tắc: “Nếu có sự thay đổi hoặc bị mất chứng minh nhân dân thì được làm thủ tục đổi, cấp lại một giấy chứng minh nhân dân khác nhưng số ghi trên chứng minh nhân dân vẫn giữ đúng theo số ghi trên chứng minh nhân dân đã cấp.“. Sự thay đổi chứng minh nhân dân chỉ diễn ra khi nhà nước tiến hành đổi chứng minh nhân dân sang căn cước công dân. Đây là thay đổi trên toàn quốc và việc thay đổi này là từ 09 số sang 12 số định danh theo quy định của pháp luật. Sự thay đổi này không nằm trong ý chí chủ quan của cá nhân người sử dụng chứng minh nhân dân.
Khi tiến hành rút bảo hiểm xã hội thì cá nhân sẽ sử dụng sổ bảo hiểm xã hội. Đây được coi như một văn bản có giá trị cho các giao dịch liên quan đến bảo hiểm xã hội. Do đó, hầu như việc sử dụng chứng minh nhân dân là rất ít. Ngoài ra, “số chứng minh nhân dân/ hộ chiếu/ thẻ căn cước: Ghi số trên chứng minh nhân dân của người tham gia. Trường hợp người tham gia vừa có chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước thì ghi theo thứ tự ưu tiên chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước.” là một trong các nội dung đã được thể hiện trên sổ bảo hiểm xã hội.
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH: “Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH“. Như vậy, khi có sự điều chỉnh nội dung, tức là thay đổi số chứng minh nhân dân thì người tham gia bảo hiểm xã hội phải đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội. Bản chất của việc cấp lại không làm thay đổi bất cứ chế độ bảo hiểm xã hội nào người tham gia đang được hưởng mà chỉ là sự thay đổi về hình thức ghi nhận của nhà nước để đảm bảo tính chính xác.
Về lý luận hay về thực tiễn thì việc thay đổi số chứng minh nhân dân thực sự rất khó để hoàn thành hoạt động rút tiền bảo hiểm xã hội một cách dễ dàng. Điều đó có nghĩa là, số chứng minh nhân dân thực sự rất quan trọng. Đó là cách để người ta xác định chính xác người được thụ hưởng là chính bạn chứ không phải một ai khác. Đôi khi để tránh bị nhầm lẫn thì phải có chứng minh nhân dân chứ không chỉ đọc mỗi số chứng minh nhân dân.
Tuy nhiên. với sự phát triển của hệ thống quản lý giao dịch điện tử, hệ thống bảo hiểm xã hội đã, đang ngày càng hoàn thiện hơn về dữ liệu. Việc thay đổi số chứng minh nhân dân sẽ được cập nhật trong hệ thống dữ liệu bởi sự liên kết tổng thể trong hệ thống quản lý nhà nước. Vì vậy, việc xác định người tham gia cũng dễ dàng hơn. Hiện nay, các cơ quan, tổ chức vẫn xem trọng giấy tờ bằng giấy thì việc thực hiện các giấy tờ chứng minh việc thay đổi số chứng minh hoặc đã cấp lại sổ bảo hiểm là điều cần thiết mà bạn nên làm.
Ý kiến bạn đọc