Đại tá Nguyễn Huy Thưởng – Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam/Dioxin thành phố Sóc Trăng phát biểu tại Hội nghị
Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố Sóc Trăng hiện có 705 hội viên. Trong thời gian qua, các cấp Hội làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương làm tốt công tác xây dựng Hội vững mạnh, tuyên truyền cán bộ, hội viên gương mẫu chấp hành tốt các chủ trương, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, quy định của địa phương. Công tác thi đua, khen thưởng được chú trọng, công tác vận động chăm sóc nạn nhân chất độc da cam/dioxin trên địa bàn toàn tỉnh nhận được sự quan tâm của các cấp, ngành, tập thể, cá nhân, mạnh thường quân trong và ngoài tỉnh.
Năm 2023, Thành hội tiếp nhận nguồn vận động 1.180.086.000 triệu đồng, từ nguồn quỹ vận động, tặng trên 5.840 phần quà cho các đối tượng là nạn nhân chất độc da cam/dioxin trên địa bàn. Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra hồ sơ người được hưởng chế độ chất độc da cam được ngành lao động – thương binh và xã hội thực hiện đầy đủ, kịp thời, đảm bảo công khai, dân chủ. Thành phố Sóc Trăng có 236 người bị phơi nhiễm, chất độc da cam, trong đó 210 người trực tiếp và 26 người gián tiếp và 4.225 người khuyết tật đang hưởng chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước.
Toàn cảnh Hội nghị
Năm 2024, các cấp Hội trong thành phố tiếp tục tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền giải quyết chế độ, chính sách, chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam/dioxin; tích cực đổi mới phương thức, giải pháp thiết thực để nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Hội nắm chắc số lượng nạn nhân, phân loại cụ thể các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để chăm sóc, hỗ trợ phù hợp; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động Hội…
Phát biểu tại Hội nghị, Đại tá Nguyễn Huy Thưởng – Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam/Dioxin thành phố Sóc Trăng cho biết năm 2023, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố đã luôn quan tâm chăm sóc sức khỏe, đời sống tinh thần của hội viên, quan tâm theo dõi tình hình sức khỏe hội viên; Hỗ trợ phương tiện sản xuất sinh hoạt hàng ngày của nạn nhân. Thường xuyên thăm hỏi động viên các nạn nhân chất độc da cam khắc phục khó khăn, xoá bỏ mặc cảm vươn lên trong cuộc sống, hoà nhập cộng đồng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội về hậu quả nặng nề của chất độc da cam/dioxin, tích cực hưởng ứng phong trào “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam”. Trong thời gian tới, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố tiếp tục tuyên truyền vận động các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm chung tay giúp đỡ các nạn nhân da cam, tập trung xây dựng quỹ hội; củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hội; thực hiện chính sách đối với người có công đảm bảo chính xác, kịp thời.
Có thể khẳng định, công tác khắc phục hậu quả chất độc da cam là lương tâm, trách nhiệm của cộng đồng và xã hội. Nạn nhân CĐDC rất cần, họ cần lắm sự chia sẻ, quan tâm của cộng đồng, của chúng ta và của mọi người. Thấu hiểu nỗi đau thương và mất mát của nạn nhân, trong những năm qua, tỉnh, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh đã có nhiều chính sách hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam/DIOXIN, qua đó động viên các nạn nhân vượt khó vươn lên trong cuộc sống.
Thời gian qua, bên cạnh công tác thông tin tuyên truyền về tác hại chất độc da cam, về hậu quả cuộc chiến tranh phi nghĩa của đế quốc Mỹ, về những hoàn cảnh đau thương và ý chí, nghị lực sống của các nạn nhân chất độc da cam, Viện IMRIC phối hợp Viện IRLIE, Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm đã thường xuyên vận động các doanh nghiệp thành viên phát huy vai trò, trách nhiệm, tinh thần thiện nguyện cùng với chính quyền các ban, ngành đoàn thể các cấp, với Hội nạn nhân chất độc da cam Việt Nam thành phố Sóc Trăng góp phần nhỏ chung tay hàn gắn vết thương chiến tranh, xoa dịu nỗi đau chất độc da cam tại địa phương.
Ông Hồ Minh Sơn phát biểu tại Hội nghị
Chia sẻ tại Hội nghị, Ông Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện IRLIE, Viện trưởng Viện IMRIC, Giám đốc Trung tâm TTLCC cho rằng, chúng tôi luôn nhận thức đúng nỗi đau của những nạn nhân chất độc da cam/dioxin, từ đó có những hành động nghĩa cử cao đẹp, với tình cảm và trách nhiệm, cùng với cơ quan, đơn vị, các cá nhân, tổ chức và nhân dân trong thời gian tới hỗ trợ nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam cả về vật chất lẫn tinh thần, tiếp thêm nghị lực vươn lên, góp phần xoa dịu những nỗi đau bệnh tật, quên đi những mất mác thiệt thòi, từng bước hòa nhập vào đời sống xã hội, khơi dậy tinh thần tương thân tương ái trong mỗi người, trong cộng đồng.
Cũng tại Hội nghị, Đoàn công tác của Viện IMRIC, Viện IRLIE, Trung tâm TTLCC đã ân cân thăm hỏi, động viên các gia đình tiếp tục vượt qua khó khăn, phấn đấu vươn lên trong cuộc sống. Đồng thời, ông Hồ Minh Sơn gửi đến quý lãnh đạo, quý vị đại biểu đã dành những tình cảm sâu sắc nhất cho Viện IMRIC, Viện IRLIE và Trung tâm TTLCC được gửi gắm thịnh tình bày tỏ sự đồng cảm, sẻ chia sâu sắc đến gia đình và các nạn nhân nhiễm chất độc da cam. Qua đó, cam kết tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm bằng hành động thiết thực cụ thể quan tâm ủng hộ, giúp đỡ, sẻ chia khó khăn, tạo điều kiện cho các nạn nhân, gia đình nạn nhân chất độc da cam/dioxin hòa nhập với cộng đồng và vươn lên ổn định cuộc sống.
Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam/Dioxin tỉnh Sóc Trăng Nguyễn Hùng và Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam/Dioxin thành phố Sóc Trăng Nguyễn Huy thưởng chụp ảnh lưu niệm cùng Thường trực Viện IMRIC, Viện IRLIE và Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC)
Dịp này, Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) đã trao 50 suất quà (mỗi suất 500.000VND) đến các gia đình nạn nhân da cam/Dioxin có hoàn cảnh khó khăn.
Trắc Long – Vương Minh
Ý kiến bạn đọc