Một số quy định về PCCC đối với chung cư theo quy định mới nhất

Thứ sáu - 15/09/2023 22:24
Một khu vực mà rất dễ xảy ra cháy, nổ cũng như khó kiểm soát nhưng lại có nhiều người sinh sống chính là những chung cư cao tầng. Vậy nhà chung cư thì cần phải đáp ứng những quy định gì về PCCC?

Cháy, nổ vẫn luôn là nguy cơ tiềm ẩn nhiều rủi ro đem đến nhiều hệ lụy thiệt hại lớn về người và tài sản. Vì thế để ngăn ngừa nguy cơ này tốt nhất chúng ta nên phòng cháy hơn chữa cháy. 

mot-so-quy-dinh-ve-pccc-doi-voi-chung-cu-theo-quy-dinh-moi-nhat

1. Loại nhà chung cư nào phải áp dụng quy chuẩn về PCCC?

Theo mục 1.1 QCVN 04:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 03/2021/TT-BXD quy định phạm vi điều chỉnh mà quy chuẩn này bắt buộc các loại nhà sau đây phải đáp ứng:

- Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật áp dụng khi xây dựng mới, xây dựng lại nhà chung cư có chiều cao đến 150 m hoặc có đến 3 tầng hầm, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp.

- Đối với nhà chung cư cao trên 150 m hoặc có từ 4 tầng hầm trở lên, thì ngoài việc tuân thủ quy chuẩn này còn phải bổ sung các yêu cầu kỹ thuật và các giải pháp về tổ chức, về kỹ thuật công trình phù hợp với các đặc điểm riêng về phòng chống cháy của nhà chung cư đó, trên cơ sở tài liệu chuẩn được phép áp dụng theo quy định của pháp luật. Các yêu cầu và giải pháp này phải được thẩm duyệt của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền.

2. Yêu cầu về hệ thống cấp nước và thoát nước đối với chung cư

Hệ thống cấp nước chữa cháy trong nhà và hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà phải tuân thủ các quy định của QCVN 06:2022/BXD và đảm bảo các yêu cầu sau:

-  Cấp nước chữa cháy ngoài nhà

+  Các yêu cầu an toàn cháy đối với cấp nước chữa cháy ngoài nhà.

+  Các yêu cầu an toàn cháy đối với lưu lượng nước cho chữa cháy ngoài nhà.

+  Số đám cháy tính toán đồng thời.

+  Yêu cầu an toàn cháy đối với mạng đường ống và các công trình được xây dựng trên chúng.

+  Các yêu cầu đối với bồn, bể trữ nước cho chữa cháy ngoài nhà.

-  Hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà

+  Để tính toán công suất máy bơm và lượng nước dự trữ cho chữa cháy, số tia phun nước và lưu lượng nước cho chữa cháy trong nhà công cộng đối với phần nhà nằm ở chiều cao PCCC trên 50 m phải lấy tương ứng là 4 tia, mỗi tia 2,5 L/s, đối với nhà nhóm F5 hạng nguy hiểm cháy nổ A, B, C có chiều cao PCCC trên 50 m lấy tương ứng là 4 tia, mỗi tia 5 L/s.

+  Đối với nhà sản xuất và nhà kho sử dụng dạng kết cấu dễ bị hư hỏng khi chịu tác động của lửa, theo tương ứng với Bảng 12, lưu lượng nước tối thiểu để tính toán công suất máy bơm và lượng nước dự trữ cho chữa cháy xác định theo Bảng 12 phải được tăng thêm tùy từng trường hợp như sau:

Khi sử dụng kết cấu thép không được bảo vệ chống cháy trong các nhà bậc chịu lửa III, IV (nhóm S2, S3), cũng như kết cấu gỗ tự nhiên hoặc gỗ ép (trong trường hợp này là gỗ đã qua xử lý bảo vệ chống cháy), phải tăng thêm 5 L/s;

Khi sử dụng vật liệu là chất cháy bao quanh cấu trúc nhà bậc chịu lửa IV (nhóm S2, S3), phải tăng thêm 5 L/s với nhà có khối tích đến 10 000 m3. Khi nhà có khối tích lớn hơn 10 000 m3 thì phải tăng thêm 5 L/s cho mỗi 100 000 m3 tăng thêm hoặc phần lẻ của 100 000 m3 tăng thêm.

3. Đảm bảo trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng các phương tiện PCCC

Tại mục 2.1.2 QCVN 04:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 03/2021/TT-BXD yêu cầu nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp cần đảm bảo các yêu cầu về an toàn cháy theo QCVN 06:2021/BXD và các quy định liên quan. Việc trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng các phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải tuân thủ các yêu cầu của quy định hiện hành.

4. Quy chuẩn về chiều cao bên trong nhà chung cư

Theo mục 2.2.10 QCVN 04:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 03/2021/TT-BXD trong nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp:

- Đối với phòng ở, chiều cao thông thủy không được nhỏ hơn 2,6 m;

- Đối với phòng bếp và phòng vệ sinh, chiều cao thông thủy không được nhỏ hơn 2,3 m;

- Đối với tầng hầm, tầng nửa hầm, tầng kỹ thuật, chiều cao thông thủy không nhỏ hơn 2,0 m;

- Đối với không gian bên trong của mái dốc được sử dụng làm phòng ngủ hoặc phòng sinh hoạt, chiều cao thông thủy của 1/2 diện tích phòng không được nhỏ hơn 2,1 m.

- Chiều cao thông thủy của các phòng và các khu vực khác lấy theo nhiệm vụ thiết kế hoặc tiêu chuẩn lựa chọn áp dụng.

5. Đảm bảo yêu cầu về chỗ để xe của các hộ chung cư

Căn cứ mục 2.2.17 QCVN 04:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 03/2021/TT-BXD quy định chỗ để xe (bao gồm xe ô tô, xe máy (kể cả xe máy điện), xe đạp) như sau:

- Chỗ để xe của nhà chung cư, phần căn hộ trong nhà chung cư hỗn hợp phải tuân thủ các yêu cầu của QCVN 13:2018/BXD và phải tính toán đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Phải nằm trong phần diện tích của dự án đã được phê duyệt; phải bố trí khu vực để ô tô riêng với xe máy, xe đạp.

+ Diện tích chỗ để xe (bao gồm đường nội bộ trong gara/bãi để xe) tối thiểu là 25 m2 cho 4 căn hộ chung cư, nhưng không nhỏ hơn 20 m2 cho 100 m2 diện tích sử dụng căn hộ chung cư, trong đó đảm bảo tối thiểu 6 m2 chỗ để xe máy, xe đạp cho mỗi căn hộ chung cư.

+ Nhà ở xã hội, tái định cư và nhà ở thu nhập thấp: diện tích chỗ để xe được phép lấy bằng 60% định mức quy định tại khoản b) của điều này đồng thời đảm bảo tối thiểu 6 m2 chỗ để xe máy, xe đạp cho mỗi căn hộ chung cư.

+ Chỗ để xe sử dụng gara cơ khí hoặc tự động (gọi chung là gara cơ khí) thì cứ 100 m2 diện tích sử dụng của căn hộ chung cư phải có tối thiểu 12 m2 diện tích chỗ để xe trong gara (đối với gara cơ khí nhiều tầng thì diện tích chỗ để xe được nhân với số tầng của gara cơ khí). Đường giao thông dẫn vào gara cơ khí phù hợp với công nghệ của gara cơ khí và phải đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành.

- Diện tích chỗ để xe (bao gồm đường nội bộ trong gara/bãi để xe) của phần căn hộ lưu trú và phần văn phòng kết hợp lưu trú trong nhà chung cư hỗn hợp phải tính toán đảm bảo tối thiểu 20 m2 cho 160 m2 diện tích sử dụng căn hộ lưu trú và phần văn phòng

6. Chiều cao phòng cháy chữa cháy (Chiều cao PCCC)

Chiều cao phòng cháy chữa cháy (chiều cao PCCC) của nhà được xác định bằng khoảng cách từ mặt đường thấp nhất cho xe chữa cháy tiếp cận tới mép dưới của lỗ cửa (cửa sổ) mở trên tường ngoài của tầng trên cùng, không kể tầng kỹ thuật trên cùng. 

Khi không có lỗ cửa (cửa sổ), thì chiều cao PCCC được xác định bằng một nửa tổng khoảng cách tính từ mặt đường cho xe chữa cháy tiếp cận đến mặt sàn và đến trần của tầng trên cùng. 

Trong trường hợp mái nhà được khai thác sử dụng thì chiều cao PCCC của nhà được xác định bằng khoảng cách lớn nhất từ mặt đường cho xe chữa cháy tiếp cận đến mép trên của tường chắn mái.

Như vậy, các chung cư cần phải đáp ứng tối thiểu một số quy định trên khi xây và sử dụng nhà chung cư theo quy định của luật hiện hành về PCCC. Bên cạnh đó, thường xuyên kiểm tra, tuyên truyền người dân sống tại chung cư tuân thủ các quy định về PCCC để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Tác giả: Admin, Nguyễn Hoài Bảo

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn


Những tin cũ hơn


vietcombank_r
vietcombank_r
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây