"Mỗi hòn than, mẩu sắt, cân ngô Ta nâng niu gom góp dựng cơ đồ " Thơ Tố Hữu
Thời đi học thầy Nguyễn Khắc Thường- giảng viên môn nguyên lý máy, kể rằng khi ông tham quan hội chợ Leipzig tại Đức, thấy một cỗ máy rất lạ, liền giơ máy ảnh lên định chụp, nhân viên triển lãm giơ tay ngăn lại. Khi đoàn Việt Nam đi gần cuối dãy, nhân viên nọ tới xin lỗi rối rít, dắt quay trở lại và mời xin cứ chụp ảnh tự nhiên. Mang thắc mắc này đi tìm câu trả lời là: Lúc đầu, chúng tôi tưởng các ông là người Nhật Bản? Nỗi tủi hận đắng cay ấy vẫn theo ông mãi sau này. Hội chợ Tokyo- Nhật Bản năm sau chiếc máy tương tự được trưng bày, chỉ khác là phần khung máy khoét một số lỗ tròn, mang thắc mắc đi tìm câu trả lời là: Chúng tôi muốn tiết kiệm một ít gang đúc xat xy. Hẳn là người Nhật coi trọng từng mẩu sắt đã từ lâu lắm. Theo quan điểm ngũ hành thì thổ sinh kim, thế mà chúng ta lại đang lãng phí thổ - nguồn tài nguyên quan trọng nhất: Đó là Đất!
Bãi chứa tro xỉ than. |
Chưa nói đến đất bờ xôi, ruộng mật bị bỏ hoang, chưa nói đến các dự án còn đang đắp chiếu cho trâu bò tha hồ ăn cỏ, chỉ nói về thứ chúng ta đang mất đi từng giờ, từng ngày, cũng đã là điều đau xót lắm. Nếu có một đề thi địa lý thì diện tích thực tế của Việt Nam hiện nay là bao nhiêu? Hỏi rằng có mấy học sinh trả lời chính xác? Đào hầm đất sét, xói mòn, sạt lở, làm mất đi hàng ngàn ha đất mỗi năm. Biến đổi khí hậu, dự báo sẽ chôn vùi khu vực Nam Bộ trong vòng 50 năm tới. Chỉ tính riêng vùng đồng bằng sông Cửu Long- vựa nông sản lớn nhất nước, bình quân mỗi năm có khoảng 800 ha bị chôn vùi xuống nước, nguyên nhân thì nhiều, nhưng cái nên làm và có thể làm là trồng rừng, chống sụt lún, chống sạt lở, là đem những thứ đang gây ra ô nhiễm, đang phải tốn tiền chôn lấp dùng để ngăn chặn, hồi phục lại những mất mát kia. Ở khu vực này, hiện nay có 3 cụm nhiệt điện đốt than - nguyên nhân chính gây ô nhiễm: Duyên Hải, Long Phú, Nam sông Hậu, đốt than thì sinh ra điện, nhưng cũng thải ra môi trường khoảng 10 triệu tấn tro xỉ hàng năm. Nếu sản xuất gạch sẽ được khỏang 8,5 tỷ viên gạch không nung tiêu chuẩn. Nếu tách than ra, sử dụng tro bay đạt chuẩn ASTM làm phụ gia trộn xi măng, sản lượng xi măng sẽ tăng thêm 3-5 triệu tấn/năm, mà không phải hao tốn thêm tài nguyên: Đá vôi, đất sét, than đá, điện, mặt bằng chôn lấp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Ngành xi măng hiện nay đang lãng phí, bán rẻ các tài nguyên sản xuất xi măng ra nước ngoài. Nếu đem tro xỉ làm đường giao thông, hàng năm sẽ có khoảng 1.200 km đường giao thông nông thôn rộng 3m và hàng trăm cây cầu nông thôn được thi công. Nếu sản xuất cấu kiện beton sẽ làm được hàng chục km đê kè chống xói mòn, sạt lở. Nếu làm trụ beton Tetrapot chắn song, kết hợp trồng cây gây rừng, sẽ trồng được hàng trăm ha rừng ngập mặn, chung sống với sóng nước, hòa nhập với thiên nhiên, giải pháp căn cơ lâu dài bảo tồn bờ biển. Đây sẽ là nơi cung cấp chỗ ở, nguyên vật liệu, là môi trường sinh sống cho các loài động thực vật tự nhiên.
Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải |
Trong Hội thảo vật liệu xây và cấu kiện không nung tháng 4/2019, tại khách sạn Deawoo: Tham luận của nhiều giáo sư, tiến sỹ đưa ra số liệu: Mỗi năm phải khai thác 64 triệu m3 đất sét để ép gạch, tức là phải mất đi khoảng 3.000ha đất canh tác/năm, thật quá lãng phí. Trong khi lượng tro xỉ thải ra của các nhà máy điện, thừa sức đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng nhưng tại sao lại không có chế tài, quy kết trách nhiệm trong việc ban hành chính sách:
- Nghiêm cấm, không cấp phép đầu tư cho các dự án gạch đất sét nung;
- Kiên quyết không gia hạn cho các mỏ đất sét hết thời hạn khai thác;
- Tăng thuế với gạch nung, giảm thuế, ưu đãi tài chính cho gạch không nung;
Lãng phí hay không cũng bắt nguồn từ hành động và suy nghĩ của con người. Chúng ta cần lắm những con người yêu đất, muốn giữ đất, những con người tham mưu giám trình chính sách, những con người được trao quyền giám quyết chính sách, dám chịu trách nhiệm, không đưa đẩy vấn đề ra lày ý kiến số đông, họp hành liên miên, lãng phí thời gian, công sục và tiền bạc.
Hãy nhìn lên vạt núi, hãy nhìn ra cửa sông, hãy nhìn ra bờ biển, hàng ngày, hàng giờ nước vẫn không ngừng trôi, những vạt đất rạn nứt vẫn giơ tay vùng vẫy, kêu cứu, níu giữ bến bờ trong tuyệt vọng, đừng để đất bỏ chúng ta ra đi mãi mãi chìm sâu trong đáy nước!
Ý kiến bạn đọc