Phản ánh đến Báo Công lý, ông Nguyễn Văn Nhã (ngụ xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi, TP.HCM) trình bày, do có nhu cầu mở rộng nhà xưởng sản xuất nên giữa năm 2020 ông Nhã đã nhờ ông Trần Minh Tánh hỗ trợ về mặt thủ tục. Hai bên thỏa thuận, ông Nhã sẽ đưa cho ông Tánh 200 triệu đồng để lo giấy phép xây dựng và ứng trước 500 triệu đồng tiền “phí” làm giấy phép môi trường.
Đến ngày 4/7/2020, ông Tánh giới thiệu ông Trần Ngọc Phong là người trực tiếp thực hiện các yêu cầu như cam kết trước đó. Qua tiếp xúc, ông Phong cũng chào mời ông Nhã tham gia đầu tư bất động sản ở TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu…
Đến ngày 8/7/2020, ông Phong, Tánh, Nhã đạt thỏa về việc góp vốn mua 1 lô đất ở Bà Rịa - Vũng Tàu, trị giá hơn 3 tỷ đồng. Thỏa thuận như sau: Ông Tánh góp 600 triệu đồng; ông Nhã góp 600 triệu đồng; phần còn lại do ông Phong góp vốn. Ông Nhã được quyền đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) mảnh đất trên, cùng cam kết lãi suất 17%.
Đến ngày 15/7/2020, ông Nhã tiếp tục giao cho ông Phong 2 tỷ đồng để thực hiện góp vốn mua thêm lô đất thuộc thửa đất 02, tờ bản đồ số 43, tại phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP.HCM, khu đất có diện tích 2.712m2. Hai bên cam kết lợi nhuận là 17%, sau 30 ngày sẽ hoàn thành giấy tờ cần thiết.
Tháng 10/2020, cả hai đến Sở Tài nguyên và Môi trường (Sở TN&MT) TP.HCM để nhận GCNQSDĐ. Đến nơi, ông Phong trưng ra GCNQSDĐ số CS 01966 thuộc thửa đất số 02, tờ bản đồ số 43, do Sở TN&MT TP.HCM cấp ngày 1/10/2020. Vị trí đất nằm tại phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP.HCM. Người đứng tên trên sổ là Nguyễn Văn Nhã.
Đến tháng 1/2021, cả hai đến Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để lấy GCNQSDĐ cho lô đất đã mua có ký hiệu CK 776229, số hiệu CS 01195 do Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cấp ngày 12/1/2021. Cả hai GCNQSDĐ bản chính đều được ông Phong cất giữ với lý do thuận tiện cho việc giao dịch, giới thiệu sản phẩm cho đối tác.
Sau thời gian dài không thu được lợi nhuận như đã cam kết, ông Nhã đã nghi ngờ mình bị “dàn cảnh” lừa đảo. Đồng thời, ông Nhã cũng tự mình gửi đơn đến Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu xác minh thông tin về thửa đất có số hiệu CS 01195 do Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cấp ngày 12/1/2021.
Ngày 17/2/2021, Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có Văn bản số 240/VPĐK-TTLT khẳng định: “Giấy chứng nhận (bản photo) cấp ngày 12/1/2021; Kí hiệu CK776229 do ông Nguyễn Thanh Nhã cung cấp, Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu không ký cấp Giấy chứng nhận nêu trên”.
Sau đó, ông Nhã lại gửi đơn đến Sở TN&MT TP.HCM để xác minh thông tin lô đất số CS 01966 thuộc thửa đất số 02, tờ bản đồ số 43 do Sở TN&MT TP.HCM cấp ngày 1/10/2020. Kết quả cho thấy lô đất này là của một dự án - không phải là đất ở của cá nhân, hộ gia đình nào khác.
Biết mình bị lừa, ngày 21/3/2021, ông Nhã làm đơn tố giác ông Phong đến Phòng Cảnh sát Hình sự - Công an TP.HCM về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và hành vi làm giả, sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức nhằm chiếm đoạt tài sản.
Ngày 7/4/2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP.HCM thông báo tiếp nhận đơn tố giác tội phạm của ông Nhã. Sau nhiều tháng thụ lý, ngày 11/1/2022, Điều tra viên (ĐTV) Trần Đức Minh (người trực tiếp xử lý vụ việc - PV) lập biên bản: “Trả lại tài liệu sau khi tiến hành giám định và thông báo kết quả giám định cho người tố giác được biết”. Nội dung thể hiện: “Kết luận giám định chữ ký, chữ viết ghi tên Trần Ngọc Phong trong mẫu so sánh và mẫu vật cần giám định không phải cùng một người ký ra”. ĐTV yêu cầu ông Nhã ký xác nhận vào biên bản; nhưng do không được giữ bản sao chụp nội dung giám định nên ông Nhã từ chối, không ký xác nhận.
Ngày 22/3/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP.HCM ra Thông báo số 6427/TB-CSHS-Đ8 Quyết định “Tạm đình chỉ giải quyết nguồn tin tố giác tội phạm” với lý do “đã hết thời hạn phục hồi việc giải quyết tố giác về tội phạm, nhưng chưa nhận được kết quả trả lời xác minh của các cơ quan, tổ chức liên quan”. Ngày 24/3/2022, cơ quan này ra văn bản truy tìm ông Trần Ngọc Phong theo Quyết định số 557-27 ngày 24/3/2022.
Theo ông Nhã, dù đã cung cấp đầy đủ chứng cứ vụ việc cho Cơ quan Cảnh sát điều tra nhưng sau gần một năm đệ đơn, nhiều lần lấy lời khai mà vụ việc vẫn chưa có kết quả. Ông Nhã cho rằng, ĐTV Trần Đức Minh có dấu hiệu “mập mờ”, không cung cấp kết luận giám định cho người tố giác tội phạm. Vì thế, ông Nhã vẫn “gõ cửa” khắp nơi để đòi lại công bằng và xử lý kẻ có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo Khoản 4, Điều 174 bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định “Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 500 triệu đồng trở lên có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân”.Theo Điều 341, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định: “Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghi
Ý kiến bạn đọc