Ông Hồ Minh Sơn – Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) khẳng định trợ giúp pháp lý cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp là một trong những chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước ta. Bên cạnh việc quy định trách nhiệm của Nhà nước đối với hoạt động trợ giúp pháp lý, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 có chính sách thu hút các nguồn lực thực hiện trợ giúp pháp lý…Trong xã hội hiện đại trước việc phát triển như vũ bão của cuộc CMCN 4.0, Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm luôn quan tâm đặc biệt đến công tác truyền thông pháp lý ngày càng thể hiện vai trò quan trọng, đóng góp to lớn vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm sự phát triển bền vững của xã hội. Ngay từ khi mới ra đời, BGĐ Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm luôn quan tâm, chú trọng đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý và tư vấn pháp luật không chỉ tại cơ sở mà sẽ thực hiện tại nhiều địa phương trong thời gian tới đây nhằm góp phần tích cực vào việc đấu tranh phòng chống tội phạm, ổn định chính trị, an toàn xã hội ở các địa phương…
Cụ thể, dưới sự chỉ đạo của Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) và Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE) đơn vị chủ quản của Trung tâm. Theo đó, Trung tâm đang hoàn thiện đề án để gửi đến Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và PTNT các địa phương để tổ chức các buổi toạ đàm như tại Đắk Lắk “Pháp luật về kinh doanh bất động sản và Du lịch nông nghiệp 4.0”, Gia Lai “Pháp lý để doanh nghiệp đầu tư, phát triển kinh doanh”, Bến Tre “Quy định pháp luật về chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ”, Bình Thuận “Yếu tố pháp lý về khởi nghiệp du lịch nông thôn” dự kiến tham gia các buổi toạ đàm thu hút nhiều nhà khoa học Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội, Uỷ ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội; Nguyên lãnh đạo kiểm toán nhà nước, Cục công sản Bộ Tài chính…Nhằm đảm bảo đảm hành lang pháp lý vững chắc để các tổ chức, cá nhân, người khởi nghiệp luôn tuân thủ các quy định của pháp luật, quy tắc đạo đức trong quá trình hoạt động của mình, bảo đảm thượng tôn pháp luật, vì công lý, vì lợi ích tốt nhất của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đặc biệt là người lao động và góp phần xây dựng Nhà nước Pháp quyền Xã hội chủ nghĩa.
Theo ông Hồ Minh Sơn cho hay ngay khi đi vào hoạt động, căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình, Trung tâm cung cấp những thông tin liên quan cho DN về pháp luật, chính sách, quy định của Đảng, Nhà nước và các cơ quan quản lý liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh để doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng. Đồng thời, Trung tâm tiếp nhận những phản ánh, kiến nghị của DN về những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh; qua đó đề xuất giải pháp cùng các cấp, ngành chức năng liên quan xử lý, giải quyết. Trung tâm còn tham gia tư vấn, hỗ trợ, quảng bá thương hiệu; đăng ký bản quyền, sở hữu trí tuệ, bảo vệ lợi ích hợp pháp cho DN, doanh nhân; đề xuất với các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức liên quan về các dự án hỗ trợ doanh nghiệp.
Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm hoạt động, luôn tuân thủ theo quy định pháp luật
Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 07 năm 2008, Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động tư vấn pháp luật của tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành luật (sau đây gọi chung là tổ chức chủ quản). Hoạt động tư vấn pháp luật quy định tại Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 07 năm 2008 chỉ mang tính chất xã hội, không nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Tư vấn pháp luật là việc giải đáp pháp luật, hướng dẫn ứng xử đúng pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp lý nhằm giúp công dân, tổ chức trong nước và quốc tế thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Tư vấn pháp luật là một trong các hình thức trợ giúp pháp lý.
Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm
Căn cứ theo Điều 5 của Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 07 năm 2008 về tư vấn pháp luật, Chính phủ quy định Tổ chức chủ quản có đủ điều kiện sau: Có ít nhất hai tư vấn viên pháp luật hoặc tư vấn viên pháp luật và một luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hai luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động; Có trụ sở làm việc của Trung tâm. Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm thực hiện tư vấn pháp luật cho thành viên, hội viên, đoàn viên của tổ chức mình và cá nhân, tổ chức khác…
Trung tâm Tư vấn pháp luật Toàn Tâm thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý cho các đối tượng theo quy định của Nhà nước nhằm giúp cho một số đối tượng có hoàn cảnh khó khăn trong việc bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình, cũng như nâng cao hiểu biết pháp luật và ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật; góp phần phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật.
Hoạt động của trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm được quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 77/2008/NĐ-CP về tư vấn pháp luật, cụ thể: Được thực hiện tư vấn pháp luật; được cử luật sư làm việc theo hợp đồng cho Trung tâm tham gia tố tụng để bào chữa, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật đối với vụ việc mà Trung tâm thực hiện tư vấn pháp luật; được thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý. Trung tâm tư vấn pháp luật được nhận và thực hiện vụ việc trong tất cả các lĩnh vực pháp luật.
Ngoài ra, hoạt động được hướng dẫn tại Điều 3 Thông tư 01/2010/TT-BTP, điển hình: Hoạt động theoquy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 77/2008/NĐ-CP bao gồm: Hướng dẫn, giải đáp pháp luật;Tư vấn, cung cấp ý kiến pháp lý; Soạn thảo đơn, hợp đồng, di chúc và các giấy tờ khác; Cung cấp văn bản pháp luật, thông tin pháp luật; Đại diện ngoài tố tụng cho người được tư vấn pháp luật để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Quyền của Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 8 của Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 07 năm 2008 về tư vấn pháp luật, Chính phủ quy định Trung tâm tư vấn pháp luật có các quyền sau đây: Thực hiện vụ việc theo phạm vi quy định: Trung tâm tư vấn pháp luật được thực hiện tư vấn pháp luật; được cử luật sư làm việc theo hợp đồng cho Trung tâm tham gia tố tụng để bào chữa, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật đối với vụ việc mà Trung tâm thực hiện tư vấn pháp luật; được thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý. Trung tâm tư vấn pháp luật được nhận và thực hiện vụ việc trong tất cả các lĩnh vực pháp luật. Đề nghị cơ quan, tổ chức cung cấp thông tin về những vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật; Kiến nghị với cơ quan nhà nước về những vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật.
Nghĩa vụ của Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm
Căn cứ theo Khoản 2, Điều 8 của Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 07 năm 2008 về tư vấn pháp luật, Chính phủ quy định Trung tâm tư vấn pháp luật có các nghĩa vụ cụ thể: Tuân theo quy định của Nghị định 77/2008/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan của pháp luật về luật sư, trợ giúp pháp lý; Chịu trách nhiệm về việc sử dụng tư vấn viên pháp luật, luật sư, cộng tác viên tư vấn pháp luật của Trung tâm; Báo cáo Sở tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Tư pháp), nơi đặt trụ sở của Trung tâm, báo cáo tổ chức chủ quản về tổ chức và hoạt động của Trung tâm theo định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu trong trường hợp đột xuất:
Cùng với đó, thực hiện báo cáo định kỳ hàng năm, Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm báo cáo Sở Tư pháp Hà Nội, nơi đăng ký hoạt động và tổ chức chủ quản Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE) về tổ chức, hoạt động của Trung tâm và Chi nhánh trực thuộc. Báo cáo năm được gửi chậm nhất vào ngày 30 tháng 9. Số liệu báo cáo được tính từ ngày 01 tháng 10 đến ngày 30 tháng 9 năm tiếp theo. Bên cạnh việc báo cáo định kỳ, trong trường hợp đột xuất, Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm còn báo cáo về tổ chức và hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh theo yêu cầu của Sở Tư pháp, tổ chức chủ quản hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bồi thường thiệt hại do lỗi của tư vấn viên pháp luật, luật sư, cộng tác viên tư vấn pháp luật của Trung tâm gây ra trong khi thực hiện tư vấn pháp luật, ông Sơn chia sẻ.
Theo ông Sơn cho biết thời gian tới, để nâng cao hiệu quả, chất lượng của hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý và tư vấn pháp luật tại cơ sở, cần thực hiện một số giải pháp như sau: Để người dân, người thuộc diện được trợ giúp pháp lý nắm bắt được các thông tin về trợ giúp pháp lý và các lĩnh vực pháp luật khác, cần lựa chọn nội dung phù hợp, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý với nhiều hình thức đa dạng phù hợp với đặc thù từng vùng, tập quán từng địa phương, trình độ dân trí của người dân, làm chuyển biến nhận thức của người dân về trợ giúp pháp lý. Qua đó, thường xuyên duy trì hoạt động của đường dây nóng; định kỳ bố trí cán bộ trực tiếp nhận các thông tin của người dân và giải đáp các vướng mắc về pháp luật, nhất là thông tin của những người thuộc diện được trợ giúp pháp lý.
Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật. Trách nhiệm chính trong việc trợ giúp pháp lý cho người nghèo và người yếu thế trong xã hội thuộc về Nhà nước. Tuy nhiên, các cơ quan, tổ chức và cộng đồng xã hội, cá nhân khác có điều kiện thì cũng có thể thực hiện việc trợ giúp pháp lý để giúp đỡ các đối tượng nêu trên, Ông Sơn khẳng định.
Tin rằng, Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tam về trợ giúp pháp lý nhằm giúp những đối tượng chính sách, người nghèo, người yếu thế được trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp…Qua đó, giúp họ nâng cao hiểu biết pháp luật, nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật; góp phần bảo đảm cho họ tiếp cận công lý, thực hiện quyền bào chữa, nhờ người khác bào chữa, quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự…
Nguồn: TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT TOÀN TÂM
Ý kiến bạn đọc